Xoi Lac Tv

Cách đây khoảng 20 năm, phần lớn thông tin có được khi trao đổi với các sở xoay quanh bức tranh doan ku bet

【ku bet】Xin không nhận hỗ trợ

Cách đây khoảng 20 năm,ôngnhậnhỗtrợku bet phần lớn thông tin có được khi trao đổi với các sở xoay quanh bức tranh doanh nghiệp đăng ký mới tại địa bàn, hoạt động của một số ngành nghề, và tình hình triển khai các dự án ODA.

Lúc cao điểm, chúng tôi thống kê được khoảng 105 dự án của các nhà tài trợ, hoạt động ở các địa phương, trong nhiều lĩnh vực, theo nhiều mô hình quản lý để hỗ trợ các nhóm đối tượng khác nhau. Địa phương, hiệp hội doanh nghiệp học được nhiều từ cách thức các tổ chức quốc tế, các quốc gia hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp trên thế giới.

Sau đấy 10 năm, các nhà tài trợ rút dần hoạt động ở Việt Nam. Ở cấp quốc gia, các cơ quan cũng hoàn thiện khung pháp lý quy định hình thức, cách thức và nguồn ngân sách để hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp. Chính quyền địa phương tích cực, chủ động hơn trong việc thực thi chính sách của trung ương, nhưng hoạt động hỗ trợ vẫn khó khăn do thiếu nhân lực và tài chính, cơ chế thực thi cũng chưa hoàn toàn thuận lợi.

Năm nay, trong bối cảnh Việt Nam đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, bắt đầu triển khai các chiến lược lớn về tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn, chúng tôi lên kế hoạch khảo sát một số địa phương.

Bây giờ, tình hình rất khác. Phần lớn địa phương được khảo sát rất tích cực. Không chỉ có cán bộ cấp Sở, phòng mà nhiều lãnh đạo UBND tỉnh cũng thường xuyên, trực tiếp trao đổi với doanh nghiệp để nắm bắt mặt thuận lợi, khó khăn, từ đó thực hiện các biện pháp hỗ trợ. Nội dung hỗ trợ tập trung vào các vấn đề mới, khó như đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi số, các công nghệ của Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Lãnh đạo một tỉnh, rất tâm huyết với các sáng kiến khởi nghiệp của địa phương, còn góp tiền cá nhân vào quỹ hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo.

Tuy vậy, vẫn có những khó khăn kỳ lạ làm giảm hiệu quả hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tôi có thể kể ra như: chính sách ban hành chưa đồng bộ, không kịp thời, dẫn đến việc ngân sách giao đầu năm, cuối năm phải trả lại vì hướng dẫn thực thi triển khai chưa có hoặc ban hành quá muộn; Nhiều địa phương có sẵn ngân sách nhưng không thể triển khai do cần hỏi ý kiến trung ương đối với những vấn đề đặc thù (ví dụ muốn hỗ trợ cao hơn quy định chung), và quá trình này có thể kéo dài sáu tháng đến một năm; Một số chương trình chỉ bao gồm hoạt động đào tạo, tập huấn, trong khi doanh nghiệp có các nhu cầu khác như hỗ trợ tài chính, khoa học công nghệ, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm, kết nối trong chuỗi giá trị khu vực và toàn cầu...

Vì vậy, nhiều doanh nghiệp không mặn mà với các chương trình, chính sách hỗ trợ từ ngân sách nhà nước. Có địa phương cho biết một doanh nghiệp đã "xin không nhận" khi biết sẽ "được" hỗ trợ.

Tạm gạt ra một bên các doanh nghiệp có hoạt động không minh bạch, sợ bị lộ. Đối với các đơn vị làm ăn nghiêm túc, câu chuyện trên có nhiều nguyên nhân: doanh nghiệp khó có nhân lực để thực hiện đúng và đủ các yêu cầu về quản lý tài chính liên quan đến nguồn tiền; họ sẽ không nhận được hỗ trợ nếu chỉ có một sai sót nhỏ về giấy tờ; và ngay cả trong trường hợp mọi quy định đã được đáp ứng thì khoản tiền nhận được không thấm vào đâu so với chi phí đã phải bỏ ra để được hỗ trợ; chưa kể doanh nghiệp sẽ là đối tượng tiềm năng của hậu kiểm.

Nói khác đi, là nguồn lực cần thiết để tuân thủ các quy định lớn hơn nhiều so với nguồn lực hỗ trợ nhận được.

Một tối cuối tuần, tôi lang thang ở TP Thuận An, tỉnh Bình Dương. Đến giờ ăn, google ra một quán ăn nghe tên khá lạ, Francis Hội. Nhà hàng được bài trí nhã nhặn, trang trọng theo tiêu chuẩn châu Âu. Thực đơn chuyên các món ăn Âu và Á, món tôi gọi có chút cải biến, đổi mới sáng tạo theo hướng sử dụng nguyên liệu địa phương (cơm gạo lức rang) sắp xếp trong một quả dứa. Đội ngũ phục vụ trẻ, có vẻ chưa nhiều kinh nghiệm, nhưng ăn mặc lịch sự, ứng xử tự tin, lễ phép. Ấn tượng với quán, tôi bắt đầu hỏi chuyện.

Tôi được nghe kể về Francis Nguyễn Văn Hội. Sau một thời gian dài sống và làm việc ở Đức, ông về Việt Nam mở nhiều cơ sở, trong đó có một trung tâm dạy nghề ở TP HCM và một nhà hàng ở Bình Dương. Ông chiêu sinh các bạn trong độ tuổi 16-22, có hoàn cảnh khó khăn hoặc mồ côi, thử thách trong hai tuần với những công việc thấp kém trước khi đồng ý cho họ tham gia một khóa học nghề ba năm với phần lớn giảng viên là người nước ngoài. Học viên được miễn tiền ăn ở và học phí, được thực hành trong các nhà hàng để đảm bảo tỷ lệ 40% thời gian học, 60% thực hành. Tốt nghiệp xong, họ được Phòng Thương mại và Công nghiệp Đức tại Việt Nam cấp bằng, được giới thiệu việc làm ở cả nước ngoài. Các bạn phục vụ ở đây rất biết ơn "thày Hội" vì đã giúp họ thay đổi hoàn toàn cuộc đời.

Hai câu chuyện dường như rất không giống nhau. Một chuyện là việc hỗ trợ doanh nghiệp của cơ quan nhà nước. Chuyện kia là một cá nhân bỏ nhiều công sức, thời gian, tiền bạc để giúp đỡ các bạn trẻ có hoàn cảnh khó khăn. Thày Hội không có ngân sách nhà nước mà chỉ có ngân sách quay vòng từ các nhà hàng để đào tạo và trao cơ hội thực tập cho vài chục bạn trẻ.

Nhưng đối với tôi, hai câu chuyện rất giống nhau. Nói đúng hơn là tôi mong một ngày nào đó, các cơ quan nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp sẽ làm được điều tương tự những gì thầy Francis Nguyễn Văn Hội đã làm: giúp đỡ một cách thiết thực những cá nhân hay doanh nghiệp non trẻ, trong khả năng và điều kiện ngân sách hạn chế, chia sẻ với họ nguyên tắc làm nghề, dạy họ những kiến thức cơ bản và nâng cao, cung cấp sự hỗ trợ cần thiết, trao cho họ một chương trình đào tạo được chuẩn hóa, giúp họ cơ hội thực hành, để họ tự tin thực hiện giấc mơ của mình.

Những điều này sẽ tạo thành nền tảng, điểm tựa nuôi dưỡng đội ngũ ngày càng nhiều hơn những doanh nhân Việt mạnh mẽ, mang tầm quốc tế, được Nghị quyết 41-NQ/TW của Bộ Chính trị xác định là một lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp phát triển của đất nước.

Nguyễn Hoa Cương

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap