Tại Diễn đàn hợp tác ICT Việt Nam - Hàn Quốc lần thứ ba,ểnđổisốkhôngcònlàvấnđềriêngcủaquốtruc tiep da ga thomo hom nay ngày 6/11 ở Hà Nội, ông Park Yoon Gyu, Thứ trưởng Khoa học Công nghệ ICT Hàn Quốc, cho biết trong thời đại hiện nay, câu chuyện chuyển đổi số không còn phân biệt là vấn đề quốc gia hay toàn cầu.
"Dù là vấn đề của một quốc gia hay toàn cầu đều ảnh hưởng lẫn nhau và hợp lại làm một", ông Gyu nói.
Nhắc lại chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol vào tháng 6, ông cho biết hai nước cũng đã có những trao đổi đa dạng nhằm phát triển hợp tác về kỹ thuật số. Phía Hàn Quốc cũng đã họp mặt cùng đại diện Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam để bàn về chủ đề tăng cường tham gia vào các sự kiện kỹ thuật số lớn, phương án tăng cường giao lực hợp tác giữa các doanh nghiệp, để hai nước phát triển mạnh về kỹ thuật số trong tương lai. "Tôi tin đây là xuất phát điểm để hai nước đạt được thành quả", ông nói.
Theo ông, Hàn Quốc cũng đang nâng cao năng lực kỹ thuật số, thông qua việc phổ biến công nghệ trong mọi lĩnh vực của kinh tế và xã hội, đồng thời thiết lập chiến lược số quốc gia "để đảm bảo sự đổi mới mà trong đó người dân đóng vai trò chủ đạo".
Hàn Quốc cũng có những biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của AI, phủ sóng công nghệ này trong đời sống người dân, đặt nền móng cho một quốc gia kỹ thuật số kiểu mẫu.
"Hàn Quốc sẽ tích cực chia sẻ với Việt Nam các thành quả của các chính sách kỹ thuật số mà Hàn Quốc đã tập trung hết năng lực quốc gia để thúc đẩy, đồng thời sẽ nỗ lực để xây dựng một hành tinh kỹ thuật số nơi tất cả chúng ta đều phát triển về kỹ thuật số", Thứ trưởng Gyu nói.
Tại sự kiện, Thứ trưởng Thông tin và Truyền thông Phan Tâm đánh giá Hàn Quốc là quốc gia hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ số và là đối tác quan trọng của Việt Nam. "Chúng ta có nhiều điểm chung và cơ hội hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển chính phủ số và nguồn nhân lực số", ông Tâm nói.
Ông Tâm cho biết Việt Nam xác định mục tiêu kép là vừa phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực cạnh tranh toàn cầu. Để đạt được mục tiêu trên, Việt Nam đã tập trung nỗ lực hoàn thiện thể chế số với việc ban hành nhiều Luật, Nghị định, Chiến lược Quốc gia về chuyển đổi số.
Trong đó, hạ tầng số đã được coi là hạ tầng thiết yếu quốc gia và đang được chú trọng phát triển. Các cơ sở dữ liệu quốc gia được quan tâm đầu tư và phát huy hiệu quả. An toàn, an ninh mạng được coi là điều kiện cần để thực hiện chuyển đổi số. Đào tạo số, bao gồm đại học số, cao đẳng dạy nghề số, đào tạo kỹ năng số online cho người dân là lời giải cho nhân lực số Việt Nam.
Trong mối quan hệ về công nghệ với Hàn Quốc, ông Tâm cho rằng thời gian qua, hai bên đã có những hoạt động hợp tác cụ thể và thiết thực như đào tạo nguồn nhân lực, tăng cường năng lực cho các cơ quan Việt Nam, tham vấn xây dựng Luật Giao dịch điện tử, Luật Công nghiệp công nghệ số, triển khai dự án ITCP Việt Nam - Hàn Quốc.
"Hy vọng chúng ta chia sẻ kinh nghiệm và đẩy mạnh hợp tác giữa hai quốc gia, qua đó sẽ tìm thấy nhiều cơ hội hợp tác mới", Thứ trưởng Phan Tâm nói.
Lưu Quý